Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

Quy trình trồng cây bosnai vào chậu


1. Chậu:
   Nếu chọn chậu chuyên dụng bonsai thì "độ chuẩn" khỏi bàn, bù lại giá thành cao. Ta có thể sử dụng các chậu kiểng dẹp trong nước giá rẻ, nhưng phải gia công thêm 1 tí để đảm bảo các yêu cầu trồng bonsai khỏe mạnh. Đơn cử như cái chậu ovan này (kích thước khoảng 30x50cm). Thông thường các chậu này lỗ thoát nước rất nhỏ (chỉ khoảng 10 - 15mm). Do vậy cần gia công thêm.

- Khoan rộng 2 lỗ thoát nước (đường kính tối thiểu 25mm) để đảm bảo cây thoát nước tốt, không úng. Anh em có thể dùng mũi khoan kính để khoan. 
- Lưu ý khi khoan lỗ nên chế thử nước vào chậu, chỗ nào còn đọng nước (thường thì chậu Việt Nam chậu nào cũng vậy) thì mình khoan lỗ chỗ ấy.
- Dùng mũi khoan nhỏ khoan thêm 4 lỗ (như hình). Mục đích của 4 lỗ này sẽ luồn dây cột chặt cây vào chậu, tránh tình trạng cây nghiêng ngã đứt rễ.

Bước tiếp theo là đặt lưới ngăn lỗ chậu

- Mục đích của đặt lưới ngăn lỗ chậu là giữ chất trồng trong chậu nhưng phải đảm bảo thoát nước tốt.  Ai cũng nghĩ thao tác này đơn giản, tuy nhiên làm đại cho xong thì hổng dám bàn, nhưng làm cho đẹp, cho chuyên nghiệp, bài bản và thẩm mỹ thì theo kỹ thuật sau:
    
    Vật liệu chuẩn bị gồm: lưới nhựa và dây nhôm.
    Thao tác: Cuộn dây nhôm thành 2 vòng tròn để giữ lưới và 2 gọng để giữ chặt lưới vào đích chậu (như hình sau)
 - Gắn vào lỗ chậu
- Sau đó ta luồn 2 dây cột cây vào 4 lổ nhỏ đã khoan trước đó.

2. Chất trồng:
   Chất trồng cho bonsai phải đảm bảo yêu cầu xốp và thoát nước tốt để rễ được thở và ngăn cản sự ngập úng. Sử dụng chất trồng mới, gồm hỗn hợp sỉ than, nham thạch và sỏi.

- Nham thạch: Kích cỡ hạt 2-5mm, có cấu tạo xốp nhiều lỗ nhỏ li ti tạo độ thông thoáng cho Oxy và giữ độ ẩm. Lưu ý: nham thạch cần rửa sạch bụi và hạt cám li ti phải được loại bỏ.
 - Sỏi siêu nhỏ: kích cỡ sỏi này lớn hơn đầu tăm một chút, mục đích làm chất độn có tính năng giử ẩm nhưng thoát nước tốt.
 Xỉ than tổ ong: có chức năng như đất nung akadama. Cần lưu ý trong khâu xử lý như sau:
- Ðập vụn than đã đốt.
- Sàn rửa bằng nước để phân loại hạt:
    Hạt to:
    Hạt vừa:
   Hạt nhỏ:
- Loại bỏ những hạt mịn và bụi bẩn.

   Tỷ lệ trộn và phân tầng đất trồng:
- Tầng đáy : sỉ than hạt to
- Tầng chính : hỗn hợp 40% sỉ than hạt vừa, 40% nham thạch và 20% sỏi hạt nhỏ (trộn đều).
- Tầng mặt : sỉ than hạt nhỏ.

3. Phôi và cách trồng vào chậu
   Để thí nghiệm sự phát triển và thích nghi của cây trong chất trồng mới, sử dụng phôi mai chiếu thủy (hoành 50cm, cao 40 cm), rửa sạch bầu đất.

  - Hiện trạng phôi: không có rễ cám, không có chi cành, thân còn nhựa (vì thấy có một vài chồi xanh non).
     
   Quy trình trồng vào chậu:
- Rải 1 lớp sỉ than tổ ong (đã đốt), loại hạt to vào đáy chậu.
 - Ở giữa chậu, đắp 1 mô chất trồng hỗn hợp 40% nham thạch + 40% sỉ than hạt vừa + 20% sỏi. Mục đích của mô này là khi ta đặt cây vào xoay đều theo 1 chiều thì chất trồng sẽ len lỏi và những kẽ rễ, hốc cây chặt.
 - Cột chặt gốc cố định vào chậu bằng các sợi dây nhôm đã lòn vào đáy chậu trước đó nhằm đảm bảo sự ổn định của rễ trong điều kiện di chuyển, hay khi có gió to...
- Tiếp tục cho hỗn hợp chất trồng vào chậu.
 - Dùng đũa tre xăm đều vào các hốc để chất trồng có thể len vào sau đó rải một lớp mỏng xỉ than hạt nhỏ lên bề mặt chậu.

- Tưới nhiều nước cho ướt đẫm chậu để kết cấu chất trồng ổn định. 5 phút sau tưới lại 1 lần nữa để đảm bảo kết cấu ổn định cho chất trồng.
- Lưu ý: Khi tưới cần quan sát độ thoát nước của các lỗ chậu
              Người Nhật họ tưới cho đến khi nước thoát ra từ các lổ chậu bắt đầu có độ trong (có nghĩa là các hạt mịn trong đất trồng thoát ra hết) để bảo đảm tình trạng không bị ứ nước sau này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét